Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" dành cho học sinh cấp THCS năm 2015

PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Số: /KHHTPL-LTT Tam Kỳ, ngày 10 tháng 09 năm 2015

KẾ HOẠCH:

Tổ chức Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" 

dành cho học sinh cấp THCS năm 2015.

    Căn cứ Kế hoạch số 790/KH-UBND, ngày 07 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình hành động của Thủ Tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về công tác phổ biến Giáo dục Pháp luật (PBGDPL) từ năm 2013 -2016; căn cứ Kế hoạch số 1188/KH- SGDĐT ngày 10 tháng 09 năm 2015 của Sở GD&ĐT về việc tổ chức Hội thi hùng biện biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật". Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Tam Kỳ. Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" với nội dung cụ thể sau: 

I. MỤC ĐÍCH: 

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh đối với công tác pháp chế, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thông qua những câu chuyện tình huống về đạo đức và pháp luật, liên hệ với thực tiễn, khơi dậy các giá trị tốt đẹp để giáo dục nhân cách, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. 

- Bồi dưỡng “giá trị sống”, rèn luyện ‘kĩ năng sống” cho học sinh; xây dựng những hình mẫu học sinh thế hệ mới không chỉ thông minh, sáng tạo mà còn năng động, tự tin và bản lĩnh tích cực. 

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: 

1. Đối tượng dự thi: các lớp 6, 7, 8, 9. 01 học sinh / lớp 

2. Thời gian, địa điểm: 

- Địa điểm: tại Hội trường Trường THCS Lý Tự Trọng 

- Thời gian: thứ 6 ngày 9/10/2015:

+ Sáng : Khi mạc: lúc lúc 7h 15’; sau đó khối 6, 8 dự thi 

+ Chiều: Khối 7, 9 

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THI: 

1. Nội dung: Dựa trên cơ sở các chủ đề về đạo đức và pháp luật trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành môn Giáo dục công dân ở cấp THCS và các vấn đề về đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội, thí sinh chuẩn bị bài viết và hùng biện câu chuyện về tình huống đạo đức, tình huống pháp luật gắn với các mối quan hệ của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân. 

Cụ thể:

1.1. Các giá trị và chuẩn mực đạo đức Tập trung vào các nội dung sau: 

- Đối với bản thân: Sống giản dị, trung thực, tiết kiệm, ý thức tu dưỡng đạo đức, nói lời hay, làm việc tốt. 

- Đối với người khác: Yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ, khoan dung, lễ độ, biết ơn. 

- Đối với công việc: Siêng năng, kiên trì, tôn trọng kỉ luật, năng động, sáng tạo, yêu lao động. 

- Đối với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Yêu quê hương đất nước, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo, tôn trọng và học hỏi các giá trị tốt đẹp, tinh hoa của các dân tộc khác, vun đắp tình hữu nghị và sự hợp tác với các nước, bảo vệ hoà bình. 

- Đối với môi trường tự nhiên: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. 

1.2. Các vấn đề pháp luật Tập trung một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hiến pháp năm 2013 và các vấn đề sau: 

- Quyền trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được phát triển năng khiếu. 

- Quyền được học tập, sáng tạo và phát triển của học sinh; bảo vệ di sản văn hoá; quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 

- Thực hiện trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống nhiễm HIV/AIDS; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Thực hiện pháp luật; công dân bình đẳng trước pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 

- Qui định của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội. 

2. Cách thức thi: 

2.1. Chuẩn bị bài thi hùng biện: 

- Dựa vào các giá trị, chuẩn mực đạo đức, các vấn đề pháp luật nêu trên, các lớp chuẩn bị 01 bài viết đánh máy, đóng tập có ghi đầy đủ thông tin về: Hội thi, tên đề tài, thí sinh dự thi, lớp,... nộp về bộ phận thư viện trước thời gian thi 3 ngày. 

- Bố cục bài viết, gồm có 3 phần cơ bản: phần Đặt vấn đề (mở đầu câu chuyện); phần Giải quyết vấn đề (nội dung câu chuyện) và phần Kết luận, rút ra bài học, liên hệ thực tiễn từ câu chuyện. 

* Lưu ý: Câu chuyện hùng biện (đề tài hùng biện) phải có tiêu đề rõ ràng; bài viết phải được đánh máy vi tính, in khổ giấy A4 không quá 4 trang giấy, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. 

2.2. Phần thi hùng biện: 

- Trên cơ sở bài viết đã chuẩn bị, thí sinh thể hiện phần thi hùng biện theo thứ tự bốc thăm theo ca học 

- Khuyến khích sự linh hoạt, sáng tạo và vận dụng sự hiểu biết của thí sinh vào bài hùng biện. 

- Các lớp có thể có các hình thức minh họa một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua phần thi hùng biện. 

- Hình thức: Mỗi thí sinh sẽ hùng biện theo đề tài đã đăng kí. 

- Thời gian: Phần thi hùng biện của mỗi thí sinh từ 10 đến 15 phút (không kể thời gian tiếp quản sân khấu). 

* Nếu phần hùng biện vượt mức thời gian quy định, thí sinh sẽ bị trừ điểm vào tổng số điểm có được 

2.3. Phần thi xử lý tình huống: 

- Sau phần hùng biện, Ban giám khảo sẽ đặt câu hỏi để thí sinh xử lí tình huống nhằm làm rõ thêm đề tài hùng biện (mỗi thí sinh trả lời 01 câu hỏi tình huống). 

- Thời gian trả lời câu hỏi tình huống: không quá 3 phút 

- kể từ khi bắt đầu trả lời câu hỏi (thí sinh có thể trả lời ngay hoặc có 01 phút để suy nghĩ trước khi trả lời trong 3 phút). 

3. Cách tính điểm Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào hiệu quả thực tế thông qua các phần thi của thí sinh để quyết định thang điểm như sau: 

- Điểm bài viết: Tối đa 10 điểm (hệ số 1) 

- Điểm thi hùng biện: Tối đa 10 điểm (hệ số 2) 

- Điểm xử lý tình huống: Tối đa là 10 điểm (hệ số 2) 

IV. KHEN THƯỞNG:

Nhà trường sẽ khen thưởng giải nhất, nhì, ba, khuyến khích theo từng khối lớp và đưa vào tiêu chí thi đua như các phong trào khác. Kinh phí then thưởng theo quy định chung của nhà trường. 

V. BAN GIÁM KHẢO: 

- Ban giám khảo: Ban giám hiệu, TV, TPT, 1 giáo viên Giáo dục công dân, 1 giáo viên Văn.


1 nhận xét:

  1. Blackjack - Casino Online - JtmHub
    Blackjack 당진 출장마사지 is played 익산 출장샵 in a standard deck of 52 경상남도 출장마사지 cards (with a It can be played 공주 출장마사지 as either a single 파주 출장마사지 dealer or as two players.

    Trả lờiXóa